Làm Thế Nào Để Đối Mặt Với Những Thách Thức Trong Sản Xuất Thức Ăn Thủy Sản

25 tháng 8 2020
-
3 phút

Môi trường đang ngày càng biến đổi khó lường, giá cả nguyên vật liệu để sản xuất thức ăn cho thủy sản ngày một tăng, nguồn cung protein từ động vật có hạn, rủi ro khi dịch bệnh lây lan… tất cả đều đáng lo ngại và có ảnh hưởng đến ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản trong nhiều năm tới, những công ty sản xuất thức ăn thủy sản cần làm gì để đối mặt với những thách thức tiếp theo trong ngành này, cùng nhau phát triển một cách bền vững?

Mục tiêu cuối cùng của công ty sản xuất thức ăn thủy sản hiện nay là gì?

Những mục tiêu quan trọng nhất đối với những người chăn nuôi thủy sản là:

  • Nuôi vật nuôi khỏe mạnh theo cách bền vững nhất
  • Giảm thiếu tối đa việc sử dụng những thành phần biển
  • Vật nuôi có sức tăng trưởng tốt
  • Giảm chi phí chăn nuôi

Nỗ lực cải thiện khả năng tăng trọng và giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) bằng cách cải thiện hiệu quả của hệ tiêu hóa vật nuôi. Do đó, việc duy trì sức khỏe và phục lợi cho vật nuôi sẽ là yếu tố quan trong để chăn nuôi thủy sản có hiệu quả. Nếu vật nuôi bị căng thẳng do một số yếu tố khắc nghiệt trong chăn nuôi, sức đề kháng sẽ giảm, kết hợp với một số yếu tố bên ngoài như nhiệt độ không phù hợp, độ mặn và độ pH không phù hợp, có thể tạo nên mất cân bằng trong đường ruột, dẫn đến khả năng phát bệnh.

Chế độ dinh dưỡng và thức ăn cho thủy sản đã thay đổi đáng kể trong những năm qua và chắc chắn sẽ tiếp tục được cải thiện và sửa đổi. Đứng từ góc độ bền vững, hiện nay, ngày càng nhiều công ty sản xuất thức ăn thủy sản muốn giảm lượng bột cá và dầu cá trong thành phần thức ăn thủy sản. Thức ăn thủy sản là một yếu tố quan trong trong việc cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng đễ hỗ trợ vật nuôi phát triển một cách hiệu quả nhất. Cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp vật nuôi có thể chống lại những mầm bệnh ngoại lai, tăng khả năng sống sót và hiệu quả kinh kế được cải thiện. Các công thức dinh dưỡng trong thức ăn thủy sản cần giúp vật nuôi dễ tiêu hóa, làm đa dạng chế độ ăn uống của vật nuôi. Nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn thủy sản có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nên các chuyên gia về dinh dưỡng động vật cần nghiên cứu một cách kĩ lưỡng để có những giải pháp về thức ăn thủy sản đảm bảo bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Tập trung vào hệ tiêu hóa vủa vật nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi thủy sản

Để bảo vệ tôm cá một cách bền vững, việc bảo vệ chúng ngay từ đầu là thực sự cần thiết. Bộ phận giúp tôm cá có thể tương tác với các tác nhân bên ngoài là da, hệ tiêu hóa và mang. Chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ vật nuôi có thể chống các yếu tố về môi trường ngoài và sinh lí bên trong.  Hệ tiêu hóa là một hệ thống phức tạp gồm các mô và cơ quan đóng vai trò thiết yếu trong tất cả các tương tác liên quan:

  • Tiêu hóa và hấp thụ thức ăn
  • Sự trao đổi chất
  • Cơ chế tự phòng vệ
  • Đáp ứng miễn dịch

Hệ tiêu hóa không khỏe mạnh có thể khiến vật nuôi không tự phòng vệ được. Mặt khác, nếu vật nuôi có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, có thể tiêu hóa và hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Thức ăn thủy sản De Heus tuyển chọn các thành phần từ thức ăn tự nhiên, bao gồm:

  • Các nguồn axit amin thiết yếu
  • Axit béo thiết yếu
  • Vitamin và các khoáng chất

Mỗi loài thủy sản sẽ cần một chế độ về dinh dưỡng khác nhau và có thể thay đổi tùy thuộc và từng giai đoạn phát triển khác nhau.

De Heus luôn cố gắng tạo ra sự khác biệt bằng việc đưa ra một loạt các sản phẩm thức ăn thủy sản đa dạng, có những dòng sản phẩm riêng biệt dành cho cá da trơn, cá điêu hồng, cá rô phi, ếch, cá lóc, tôm và cá biển. Hơn nữa, bài toán về chi phí giá thành của người chăn nuôi vẫn là quan trọng nhất, vì vậy thức ăn thủy sản của De Heus phải luôn vượt trội so với đối thủ như là đáp ứng tiêu chuẩn giá thành đi đôi với chất lượng, năng suất cao, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp và chất lượng fillet tốt. Ví dụ như ở trường hợp thức ăn cho cá da trơn. Mục đích cuối cùng mà chúng tôi hướng đến là giúp người chăn nuôi tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất; tuy nhiên, chúng tôi cũng biết rằng, để đạt được hiệu quả như mong đợi thì cần phải nổ lực nhiều hơn nữa trong tương lai.